Nhân dân quan tâm góp ý Dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi)
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể chế hóa Nghị quyết 18 của BCH TW Đảng về đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Ngay khi được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, Dự thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình.

Anh Đỗ Hùng Sơn, Cán bộ Địa chính phường Nam thành, thành phố Ninh Bình quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu Dự thảo luật đất đaiQuyền sử dụng Đất là quyền lợi liên quan trực tiếp đến mọi tầng lớp nhân dân . Bởi vậy, nhân dân tham gia vào quá trình góp ý để hoàn thiện Dự thảo là việc làm hết sức cần thiết, nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng, đồng thời cũng tạo sự thống nhất, đồng thuận với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật. Ngay khi Dự thảo được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, anh Đỗ Hùng Sơn, Cán bộ Địa chính phường Nam thành, thành phố Ninh Bình rất quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu. 

Anh Đỗ Hùng Sơn cho biết: "Qua nghiên cứu Dự thảo luật đất đai thì bản thân thấy Dự thảo có nhiều điểm mới. Những điểm mới này đã giải quyết và đáp ứng các vấn đề trong cuộc sống xã hội thường ngày đang diễn ra. Anh tin tưởng rằng sau khi lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo luật, khi luật đi vào thực hiện thì sẽ đóng góp vào sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của đất nước".

Ông Hoàng Quang Trung, Bí thư Chi bộ phố Bình Yên Tây, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình (Đeo kính) triển khai Kế hoạch lấy ý kiến đóng góp của nhân dân tại tổ dân phố Còn với ông Hoàng Quang Trung, Bí thư Chi bộ phố Bình Yên Tây, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, sau khi UBND phường tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, ông đã nhanh chóng thực hiện tại phố mình. Để đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, hiệu quả, hoạt động này được triển khai theo 2 cấp là họp, lấy ý kiến ban Công tác Mặt trận sau đó là nhân dân trong tổ dân phố.

Ông Trung nêu ý kiến: "Dự thảo rất rộng gồm 16 chương, 236 điều, nếu để nhân dân đi miên man thì không có trọng lượng nên chúng tôi trọng tâm vào 6 nội dung mà nhân dân quan tâm đó là quyền lợi và nghĩa vụ của người dân; thu hồi đất tái định cư…"

Với tinh thần lấy lợi ích của nhà nước và nhân dân làm nền tảng, công tác góp ý Dự thảo luật được các cơ quan, hội, đoàn thể trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm cao. Dự thảo lần này được đánh giá là có nhiều tiếp thu, sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng vẫn còn vấn đề cần xem xét.

Theo Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện đến hết ngày 15/3/2023. Tại tỉnh ta, các cá nhân, tổ chức có thể góp ý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc thư điện tử đến địa chỉ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Những ý kiến đóng góp tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm… sẽ được đơn vị chủ trì tổng hợp, gửi về cơ quan có thẩm quyền. Nhân dân cũng có thể đóng góp ý kiến trực tiếp thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường...

  • Từ khóa :
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập